Tia-Thuy Nguyen
A Vietnamese contemporary artist brings the Rông House of North of Central Highlands to France.
12th of June, 2019
Original post by Tố Uyên, VOV
Translated by Fiona Nguyen
Despite the numerous spatial, timely and geographical difficulties, Tia-Thuy Nguyen, the designer of the famous áo dài from the film "The Tailor" - Cô Ba Sài Gòn, has successfully brought her installation the "Silver Room" to the very hills of Aix-en-Provence hidden in far-away France. With her work, Tia has been able to open a door for the West to enter into the world of Vietnamese contemporary art world; strolling on the border between epics, Tay Nguyen architecture, Buddhist rituals and other unique craft-related disciplines of her home country.

Inspired by the architecture of the Rông House of the North of Central Highland Vietnam that has captivated her through many observational drawings, Tia has created the ‘Silver Room’ that is approximately the same size as the original house, with a total height of 16.2 meters, width of 6 and length of 14.9. In order to fully realise the vision of the ‘Silver Room’ in France, the artist had to calculate all the circumstantial changes such as humidity and climate change after its transportation.
It has taken 10 months for Ynut, the Senior Men of the village, suitable materials for the display and to handle the wood appropriately before assembling the piece. Every single joint of the Rông House was tried together with rope; no nails were used.

“Assembling a roof of such stature is an art in itself. Such knowledge gets passed down through generations. Rain, snow and storm are no opponent to the power of the human mind: its wisdom and experience of cultivated and vigorous tradition. For those who have not witnessed this first hand, this must be hard to imagine”- Tia pronounced the struggles and victories of her work.
With the right conditions and a bit of luck, they will be able to witness the entire magic of the installation; observe the way in which the sun rays can fall through the cracks to create a spotlight on the white quartz stone statue of Buddha, that will reveal its halo. In Buddhism, there is a term referred to in Vietnamese as ‘duyên,’ which describes multiple aspects, such as time, place and circumstances falling into one right moment to reveal something life-changing or enlightening. That which cannot be forced. Tia Thuy Nguyen’s ‘Silver Room’ has one of those instances hidden within its premises, given the correct hour, lighting and positioning. The following art piece demonstrates the beliefs and practices of an untethered soul, that lives in between the past - present - future; in-between desire and letting go; in-between the identity of her homeland and her integration with the world.

The more paths Tia has travelled and boundaries she has crossed, the more profound her devotion of her identity and tradition has become. To her, art has never been a destination, but instead a journey that brings a part of Vietnamese culture and soul to the rest of the world.
Nghệ sĩ Việt mang nhà rông của Việt Nam đến nước Pháp
Ngày 12 tháng 6 năm 2019
Bài gốc bởi Tố Uyên, VOV
VOV.VN - Tác phẩm "Nhà bạc" nằm trong hành trình của NTK Thuỷ Nguyễn mang một phần văn hóa và tâm hồn của người Việt Nam ra thế giới.
Trong suốt 2 năm (từ 2016- 2018), vượt mọi khó khăn về không gian, thời gian và địa lý, NTK áo dài "Cô Ba Sài Gòn" Thuỷ Nguyễn đã mang tác phẩm sắp đặt ‘Silver Room’ (Nhà Bạc) đến tận vùng đồi núi Aix-en-Provence của nước Pháp xa xôi. Với tác phẩm này, Tia đã mở thêm một cánh cửa để phương Tây bước vào thế giới nghệ thuật đương đại Việt Nam, dạo chơi ở ranh giới giữa sử thi, kiến trúc Tây Nguyên, các nghi lễ Phật giáo, các thực hành thủ công của mỹ thuật Việt Nam.
Lấy cảm hứng từ kiến trúc của những ngôi nhà Rông của các dân tộc miền núi Bắc Tây Nguyên mà Tia đã gắn bó trong suốt những năm sinh viên đi vẽ thực tế, ‘Silver Room’ mang kích cỡ tương đương một căn nhà thật, với tổng chiều cao 16.2 mét, rộng 6 mét và dài 14.9 mét. Để hiện thực hóa được tác phẩm ‘Silver Room’ tại Pháp, nghệ sĩ đã phải tính toán đến tất cả những biến đổi về độ ẩm, khí hậu tác động lên gỗ. Phải mất 10 tháng để già làng Ynut tìm được vật liệu gỗ phù hợp và xử lý gỗ thật kỹ trước khi ráp thành tác phẩm. Tất cả mọi mối nối của nhà Rông đều buộc bằng dây, không dùng đinh.
“Dựng mái nhà đúng là một nghệ thuật siêu đẳng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mọi mưa gió, bão bùng trên tầng cao đều không quật được sức người, trí tuệ và kinh nghiệm đắc tâm cổ truyền. Những ai chưa chứng kiến, chưa bắt tay làm thì thật khó tưởng tượng” - Tia chia sẻ về một trong những thách thức khi thực hiện tác phẩm.
Nếu may mắn, người xem có thể chứng kiến sự huyền diệu khi tia sáng mặt trời chiếu lọt qua khe cửa, rọi sáng vào tượng Phật bằng đá thạch anh trắng, mang lại một vầng hào quang huyền ảo. Cũng chính tính ‘thời khắc’ độc đáo này đã nhấn mạnh chữ ‘duyên’ trong Phật giáo, đúng người, đúng thời điểm, không thể gượng ép. Tác phẩm thể hiện lối sống và niềm tin của chính nghệ sĩ vào một cõi an nhiên trong tâm hồn, giữa bộn bề những xung đột giữa quá khứ - hiện tại – tương lai; giữa khát khao và sự buông bỏ; giữa những bản sắc của quê hương và sự hòa nhập với thế giới.
Càng bôn ba nhiều nơi và vượt qua nhiều đường biên, Tia Thủy Nguyễn càng thấm thía hơn sự thiêng liêng của bản sắc và truyền thống. Đối với cô, nghệ thuật chưa bao giờ là một đích đến, mà là một hành trình mang một phần văn hóa và tâm hồn của người Việt Nam ra thế giới.