top of page
Search
  • Writer's pictureTia-Thuy Nguyen

I am Crazy, Right? Crazy Beautiful!

Updated: Apr 15, 2019

October 18th, 2017

Original post written by Anh Pham,

L’Officiel Vietnam

Translated by Fiona Nguyen


A nameless painter entered the realm of fashion unannounced and took everyone by storm with her passion and wit. She does whatever she likes all while not wasting any money, time or effort. She even recycled a couple of forgotten trends in an innovative way to not waste those too. She is Thuy Nguyen, the founder of Thuy Design House.

Thuy is quite a character: she was comfortably dressed, acing her signature perm. Bubbly and energetic, she spoke with complete ease and flexibility about all of the projects: past, present, future and all the topics we brought up. At times, she just could not hold back her laughter. She lived in that moment, together with us.

Without any foundation in fashion, those who have heard about her early on, imaged a try-hard, as she would have all the intensive to prove herself to the world. But no, from what we have witnessed here at the studio, she is very much the opposite of what one would expect. She appears to never feel the need to impress anybody. She is natural because she is simply herself. Never paying attention to trends or what her fellow designers are doing, Thuy moves at her own pace, creating designs that in her head complement the charm of a modern Vietnamese woman.

What would you say is the difference between a designer who started as painter – yourself – and somebody with a degree in fashion?

Actually, I believe both positions have their own advantages and disadvantages, When you have a degree, you have a great understanding of the basic rules of the discipline - you know its standards. Having a clear apprehension of this can allow you to reach your goal at a faster pace, potentially with less effort. But those like myself, our strength lies in our ability to fearlessly cross the line - we dare to simultaneously be innovative and intuitive, following the voice of the gut to be creative. When you think outside of the box, ultimately, sooner or later, people will notice you. Yet the disadvantage we have is the fact that oftentimes we lack the basic knowledge of form, balance, structure and colour that those with a fashion background do have. My fine art degree, however, does immensely help with this hurdle as I naturally implement the same techniques and theories to my fashion designs.

Traditional Vietnam has a lot of interesting materials to offer us. Even when speaking of painting alone, there are thousands of iconic paintings to pick from. So,which specific Vietnamese elements and themes spark your interest?

Vietnamese folk culture is truly vast. Its entire history, as much as I could fit, exists at the back of my mind as inspiration. Sometimes it comes to me unconsciously, spontaneously.

A good example would be my latest collection called Hầu Đồng which literally translates to “serving shadows.” I think everyone has heard of “hầu đồng” and what this ritual involves, whether from experience, media, new or television. To those that, do not, generally speaking, it is a spiritual ceremony during which a person can turn their bad luck into good luck by participating or watching an oracle dance and sing in very specific attire.

I have not personally gone down to the village myself but somehow this moment already existed in my subconsciousness. I remember it from the countless picture-books and video clips. These moments live in the hearts of every Vietnamese person and come bursting out given the stimulation of creativity. As an artist, I bare no importance to specifics of culture: it does not have to be a koi fish, tiger or dragon drawn in a particular way, or the signature brushwork of Dong Ho. As an artist, I want to deliver a certain emotion, a certain memory, joy in the hearts of my audience and clients.

All the names of your collections seem rather spontaneous, yet simple: Viên Mãn, Nàng Mây, Lúng liếng, Gió Mùa Về, and the aforementioned Hầu Đồng… where do you usually get the name inspiration from?

Well, as I have mentioned, I am not a fashion designer. I am just a melodramatic artist, hence - the grandiose ego. All of my painting cover the walls of my own house. I wear the clothes from my own collections. Everything I do reflects back to my stories, experiences and perspective. For instance, Gió Mùa Về was genuinely born from my nostalgia for my home town – Hanoi: this collection described both the unpredictability of its weather and my emotions, a snippet of time in the life of Thuy Nguyen.

Everyone knows that the fashion industry is ever-changing; that "one day you're in and the next you're out." Critics say that folk culture is the DNA of Thuy Design House and that you will eventually have to follow a movement to stay relevant. What do you think about this?

Let’s go back to the subject of academia versus non-academia. I have never claimed to be a fashion designer. That is just a title people have given me in the process. Simply put, I am uneducated in this sphere. So the "uneducated" will never care for the "theories" or the "movements," because they are, again, what? Uneducated.

I, too, do not care about how the trends may affect me and my business. And even if I suddenly do have the desire to be current, I would not be able to tell you where to get all the hot patterns and fabrics from. They lie in a factory somewhere in the US and in France, good 15 hours away from where I am.

Unless we are talking about movements in Asia which yes, indeed, directly affect me.

To me, as a creative, the word "trend" is so foreign. I perfectly understand that for people in the academia it is important to keep track of past and present trends to predict future ones but when I am making, the only thing that matters is my take. I put the garments on. If its too big, small, ugly or uncomfortable, I take it off and fix it.

Educated, in fashion, designers are calculative - they know what goes where; whereas I am on my own. I have to use what I know: all the techniques, materials, inspirations. Perhaps that is why I run with familiar resources so often, I test everything on myself; every dress, every item here, comes in Thuy's size, not necessarily because I am confident in my own skin but because in many ways, I create fashion for my own pleasure. There are many stores that craft lovely outfits that are not made for me but for a western woman that is much taller and slimmer, bigger and smaller in certain areas. Those specific cuts are made for them, not for someone like me. My aim was to fit the size of an average Vietnamese woman.

Honestly, taking on the process of fashion design on my own is already an exhausting task without having to follow someone's trends. I do not think it is something I will ever pursue, as it is just easier to dance to the beat of my own drum and guidelines. It is merely more authentic to write your own stories.


Indeed, I think you’re way too busy. Squeezing this interview into your tight schedule was already hard work.

At Thuy design House, no day goes by without a new product. At least two new items are created every single day. There are also two collections every year, not to mention various commercial projects with brands such as Oppo, Samsung, Pepsi. This year I am in charge of costumes for the movie Mẹ Chồng (Mother-in-law) and Cô Ba Saigon (Miss Saigon), as well as all the attire for Tùng Dương's and Phó Đức Phương's concerts, famous Vietnamese artist's. My team is also designing uniforms for M-Gallery Hotel and Park Hyatt, Saigon. I must thank my company for their never-ending creativity and hard work. Too, as a fine artist, I have the constant need to birth new pieces for the annual exhibitions. To add to that mix, I am also the founder of The Factory, Contemporary Art Center, located in District 2, where the shows, talks and workshops about the art industry take place.

You have previously mentioned that a fashion designer, or an artist, in general, must have a spark of “craziness” in them to create great work of art. Do you see yourself like a crazy person?

Many people share the opinion that I am indeed crazy; from my husband to my kids, to my colleagues. I have sort of gotten used to that notion. I think the definition of "crazy" is what should be at question here. Clearly, an artist must possess some kind of ego to do what they do. Look at fashion icons, for instance, they dare to express themselves so shameless and eccentrically through the outfits they wear. They do not care for acceptance. To some, that might sound "crazy!"

The craziness people refer to in me, is about my profession. I have proved it over and over again. I am crazy, right? Crazy beautiful! This craziness I am talking about is such a pleasure for an artist, it is the glory and gold! When you are 'crazy,' ideas click in a way they have never before - they create masterpieces that last lifetimes.

Just like in the Gió Mùa Về, the Monsoon Season, collection, I have gotten to share a common craziness with Le Minh Son – who composed the music tracks used in the show. I think everyone who was there was moved the same way I was that night.

To sum up my sentiment, being crazy is the pleasure of an artist. It is s part of the experience, the package. And the biggest satisfaction of it all is to overcome what people thought you couldn’t. That craziness is beyond any words. I think as an artist, you have to prove that your work can last through time, but obviously, that can only be proven by time itself.

As I have observed, there are some dresses in your shop that are 5 years old?

Correct, in this boutique, there are some signature items. I call them Thuy Nguyen’s trademarks: they are still being produced and sold every day. Here is a funny story. A few years back when I first designed these dresses, everyone called them “maternity dresses”. But now you see many women who are in love with the same baggy form. Many of my clients have shared with me that they are no longer into tight-fit pieces because of how uncomfortable they are. Those moments truly bring me happiness; they are my source of motivation in this career path.

Let’s stop talking about work for a second. I know your house is also very “Vietnamese,” so to say – tradition meets modernity, which seems to be your entire aesthetic. I’m curious about your daily life as a mother of four, are you much different compared to yourself at work?

My house is a fusion of many elements; each room showcases its owner’s hobby. The children’s and the parents’ rooms, each have their own style. I value the comfort because at the end of the day it is a home. And a home needs to be comfortable.

As for your question about parenting? I respect my children. Each of them is an individual and is on their own. As a parent, you should only guide, observe and follow them. I will never force them to do something they do not want or to be something they don't want to be. Children are not a property of their parents.

No matter how busy I am, I try my best to make time for my kids. In many ways, parents should try to be their children’s friends; to do our own thing, to respect each other’s opinion, as a family. I ask my children to express their thoughts and desires, and for everything they voice - I ask for a rationale. I want them to be independent and strong so that when they grow up with nobody by their side, they can survive anywhere through the stories I've told them. I want them to be happy living their own lives but also to be able to stand on their own two feet.

Thank you so much for your time and for sharing.

Thủy Nguyễn: "Tôi điên đúng, điên đẹp!"

Ngày 18 tháng 10 năm 2017

Bài viết của Anh Phạm,

LơiOfficiel Việt Nam


Người họa sỹ bước vào ngành thiết kế thời trang bằng đam mê, nhiệt huyết, làm điều mình thích và chẳng phải tốn tiền, tốn sức, tốn thời gian quan tâm đến xu hướng làm gì, đó chính là Thủy Design House.

Đối diện với tôi hôm nay, là chị, người đàn bà quá nhiều năng lượng, sở hữu mái tóc xù cá tính, diện bộ đầm thoải mái. Nụ cười giòn tan trên gương mặt Á Đông có chút hoang dại, Thủy Nguyễn tự do nói về những dự án, tâm huyết mà chị đã xây dựng từ 6 năm qua. Tất cả đều là những nỗ lực không ngừng, bởi ai cũng nghĩ rằng, người không được đào tạo bài bản về thời trang như Thủy Nguyễn sẽ phải gồng thế nào để khẳng định mình. Thế nhưng, tôi lại thấy, chị không bao giờ phải cố giống bất cứ ai, chị luôn là chị, chẳng cần xem ngoài kia người ta đang làm gì, người ta chạy theo xu hướng nào, chị cứ thủng thẳng thiết kế ra những chiếc đầm phù hợp với phụ nữ Việt nhất. Chỉ đơn giản là vậy thôi.

Chị nghĩ đâu là điểm khác nhau giữa một nhà thiết kế có xuất thân là họa sỹ như chị và nhà thiết kế được học bài bản về thời trang, may mặc?

Thật ra theo Thủy nghĩ, bên nào thì cũng có mặt mạnh, mặt yếu. Các bạn học trường lớp đàng hoàng, bài bản biết được quy chuẩn, con đường họ đi đến đích nhanh hơn và không mất quá nhiều công sức, thời gian. Còn những người như Thủy lại có điểm mạnh là mình dám vượt rào, dám sáng tạo, dám làm những điều mình cho là đúng và theo cảm nhận của bản thân. Mình làm điều mình thích thì tự nhiên mình khác lạ với những người còn lại. Thế nhưng, điểm yếu đó chính là mình phải học hỏi rất lâu từ việc cắt một cái áo ra sao, thiết kế như thế nào. Tuy nhiên, ai cũng thế, đều phải có kiến thức chung về cấu trúc, bố cục, mảng màu, cách phối hợp làm thế nào để cân bằng, mà chính nó đều có trong ngành học mỹ thuật của Thủy. Thủy sử dụng những điều đó đưa vào thời trang một cách tự nhiên mà thôi.

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều chất liệu, màu sắc, thậm chí khi nói về tranh dân gian thôi cũng đã có cả ngàn tấm. Vậy cách chị chọn chất liệu dân gian dựa trên yếu tố nào, những chủ đề như thế nào sẽ thu hút chị?

Thật ra, nói như thế rất là bao la. Thủy thì nghĩ những yếu tố dân gian đó đã ở sẵn trong tâm trí mỗi người, yên vị ở đó và đến một lúc nào đó, bất chợt mình quên mất. Ví dụ bộ sưu tập mới nhất của Thủy có tên là Hầu đồng. Thủy nghĩ ai cũng biết một buổi hầu đồng là như thế nào, có thể là trên ti vi, báo đài. Hay tranh Đông Hồ cũng vậy, không phải Thủy đi đến tận làng tranh để tìm hiểu mà là do trong tiềm thức đã có sẵn những kiến thức này, được xem và nhớ qua những bộ sách, hay ở đâu đó. Thủy nghĩ những chất liệu này, màu này đã có sẵn rồi, chỉ là chờ chực cơ hội để bung ra mà thôi. Đối với Thủy, với một người nghệ sỹ, không cần thiết phải là con cá chép, con hổ, hay các nét vẽ Đông Hồ, mà chỉ là muốn đem cảm xúc truyền tải đến người xem, người mua.

Những cái tên bộ sưu tập của chị dường như rất ngẫu hứng, rất đời thực như Viên mãn, Nàng mây, Lúng liếng, Gió mùa về, Hầu đồng… Thường chị lấy cảm hứng ở đâu?

Thực ra, như nãy Thủy có nói, mình không phải là người được đào tạo chính khóa, chỉ là một người nghệ sỹ đơn thuần nên cái tôi khá lớn. Các bộ sưu tập của Thủy, những bức tranh Thủy vẽ ở cửa hàng, đơn giản chỉ là thể hiện cái tôi của Thủy, ở thời khắc đó. Tôi chỉ muốn nói là tôi như thế đó và tôi muốn nói cho bạn biết quan điểm sống của tôi. Giống như Gió Mùa Về, chỉ là lúc đó, Thủy nhớ về quê nhà Hà Nội, không biết thời tiết ngoài ấy như thế nào, lúc ấy là cảm xúc của chính Thủy.

Ai cũng biết, thời trang luôn có sự phát triển không ngừng, đứng yên đồng nghĩa với chết. Có nhận định cho rằng chất liệu dân gian là DNA của Thủy Nguyễn và chị ấy sẽ không bao giờ phải chạy theo bất cứ xu hướng nào. Chị nghĩ sao về ý kiến này?

Thật ra, lại nói về chuyện có học và không có học. Thủy chưa bao giờ nhận mình là một nhà thiết kế. Đó là tự mọi người phong cho Thủy danh hiệu này mà thôi. Gọi nôm na, Thủy là người không có học trong giới thiết kế thời trang. Thế thì, người “không có học” sẽ chẳng quan tâm đến mấy về xu hướng. Tôi cũng chẳng thấy xu hướng nó ảnh hưởng đến tôi. Tôi cũng chẳng biết nếu tôi muốn theo xu hướng thì phải tìm vải của xu hướng ở đâu? (cười). Cái xu hướng mà các bạn đang nói, là ảo đối với tôi. Nó ở đâu đó bên Mỹ, bên Pháp, xa cách tôi 15, 16 giờ bay, có ý nghĩa gì với tôi, nếu như khách của tôi cũng vẫn là không thoải mái khi mặc đồ tôi làm ra? Còn nếu bạn nói về xu hướng của châu Á thì đúng, nó gần với tôi quá, tác động trực tiếp với tôi. Đối với Thủy, với tâm thế của người nghệ sỹ, cái gọi là xu hướng nó xa quá. Đúng là với người có học, bạn cần theo xu hướng, cập nhật xu hướng. Thủy chỉ biết khi cắt một chiếc áo, lúc mặc lên nó khó chịu, nó lùng bùng, nó xấu thì phải cắt lại. Người có học luôn biết tính toán. Còn mình tự thân từ kỹ thuật, cảm xúc cho tới chất liệu nên có thể mình gần gũi hơn cũng bởi vì như thế. Mình lấy cái tự thân của mình ra làm thí nghiệm. Ở đây, mọi chiếc áo, chiếc váy đều có size của Thủy. Không phải mình tự tin về dáng vóc, mà vấn đề là, nếu mặc lên nó sai, thì ai sẽ là người nói cho tôi biết nó sai. Phải là chính tôi, để cảm nhận được sự thoải mái, mang đến sản phẩm khiến cho người mua thấy tự tin nhất. Như bạn thấy đấy, có những bộ quần áo trông đẹp thật, hợp thời trang thật nhưng liệu nó có phù hợp với ngoại hình của mình hay không? Vốn dĩ người phương Tây cao, eo nhỏ, mông to, đó là những thiết kế dành cho họ chứ không phải mình. Những nét cắt cúp của họ khác mình. Mà hơn nữa, quá trình tự học đã vất vả rồi, mà còn phải chạy theo xu hướng, đối với nghệ sỹ mà nói, quá mệt mỏi. Xu hướng với Thủy, là cái không chắc mình có cảm được không, thì thôi tốt nhất mình chỉ nên làm những điều là chính mình, của mình, thì như thế, sẽ thật hơn. Như thế, bạn mới có thể viết được câu chuyện của bản thân mình. Và tôi rất bận rồi, không muốn quan tâm quá nhiều đến những thứ viển vông, xa vời, không có thực.

Thật sự, tôi thấy chị quá bận. Minh chứng là để hẹn cuộc hẹn này, chị cũng đã phải cố gắng sắp xếp thời gian hạn hẹp của mình…

Ở Thủy Designer House, không ngày nào là không có tác phẩm. Ngày nào Thủy cũng có thêm ít nhất 2 sản phẩm mới. Một năm có ít nhất 2 bộ sưu tập và bên cạnh đó là những dự án thương mại như của Oppo, Samsung, Pepsi… Rồi năm nay Thủy tham gia thiết kế trang phục cho phim Mẹ Chồng, Cô Ba Sài Gòn rồi các show của Tùng Dương, Phó Đức Phương… Ngoài bán hàng, team của Thủy còn làm đồng phục của khách sạn MGalery, Park Hyatt Saigon. Phải nói là các nhân viên của Thủy và Thủy không bao giờ ngừng sáng tạo, ngừng lao động. Và đối với người nghệ sỹ, Thủy cần phải có những tác phẩm mỗi ngày, mỗi năm để đi triển lãm nữa. Bên cạnh đó, bạn biết đấy, Thủy còn sáng lập The Factory Contemporary Art Center  ở Quận 2 để thực hiện các talk show, workshop trong giới nghệ thuật.

ÐIÊN CHÍNH LÀ CÁI SƯỚNG CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ

Chị nghĩ một nhà thiết kế nói riêng và người làm nghệ thuật nói chung đều có chất điên trong con người họ thì mới có thể sáng tạo ra những tác phẩm có tính nghệ thuật. Chị có thấy mình “điên” không?

Rất nhiều người nói mình điên từ chồng đến con, từ bạn bè đến đồng nghiệp, nghe rất là quen rồi (cười). Mình nghĩ rằng mọi người hay dùng từ “điên” nhưng rõ ràng nghệ sỹ phải có cái tôi và ngược lại nữa là bạn dám chứng minh cái tôi của mình. Giống như fashionista vậy, họ dám thể hiện những gì mình mặc, mình thể hiện, dù kì quái, nhưng nhiều người chấp nhận. Thực ra cái mà mọi người nói “điên” chính là điên với nghề và phải chứng minh được tôi điên đúng, điên đẹp. Cái điên đó rất sung sướng và làm cho người nghệ sỹ thăng hoa thực sự. Và nếu những cái điên đó gặp nhau, hợp nhau, thì chắc chắn sẽ có những tác phẩm để đời. Giống như bộ sưu tập Gió Mùa Về, Thủy đã tìm thấy điểm điên chung giữa mình và anh Lê Minh Sơn với nhạc nền khi đấy. Thủy nghĩ, ai cũng sẽ cảm thấy xúc động như Thủy đã từng cảm nhận trong show diễn ngày hôm đấy. Tóm lại, cái điên chính là cái sướng của người nghệ sỹ. Và sướng nhất chính là mình đã vượt qua ngưỡng mà mọi người nghĩ là không làm được. Cái điên đó không tả được. Mình nghĩ là nghệ sỹ nào cũng phải chứng minh được tác phẩm của họ, bài hát của họ phải đi cùng thời gian mà cần nhiều thời gian để làm điều này.

Theo như tôi thấy ở đây, có những chiếc váy đã được ra đời từ 5 năm trước?

Đúng vậy, ở boutique này hiện có những chiếc váy signature ghi dấu ấn Thủy Nguyễn và bây giờ chúng tôi vẫn bán mỗi ngày. Kể bạn nghe chuyện vui, cách đây vài năm, khi Thủy thiết kế ra những chiếc váy rộng rãi, đi đâu ai cũng bảo là váy bầu. Nhưng bạn thấy đấy, giờ đây rất nhiều người thích mặc phom dáng đầm như vậy và khách của Thủy còn bảo: “chẳng thích mặc những đồ bó sát nữa vì cảm giác khó chịu, không thoải mái”. Đó chính là niềm vui, động lực của người làm nghề. Thôi mình không nói về công việc nữa nhé! Tôi được biết ngôi nhà của chị cũng rất Việt Nam, có những yếu tố cổ xưa, mộc mạc xen lẫn hiện đại. Có vẻ như đó chính là gu của chị. Tôi rất tò mò không biết một Thủy Nguyễn trong công việc có khác gì nhiều so với đời sống hàng ngày, là mẹ của 4 đứa trẻ?

Nhà Thủy là sự tổng hòa của nhiều xu hướng, mỗi gian phòng đều mang sở thích của chủ nhân. Phòng con cái, cha mẹ đều theo style riêng. Thủy tôn trọng sự thoải mái, vì nhà mà, về nhà là phải thoải mái. Còn Thủy làm mẹ như nào? Thủy tôn trọng con. Con Thủy đứa nào cũng thích giống mẹ. Con là cá thể. Cha mẹ chỉ nên có quyền hướng dẫn, nhìn ngắm và đắm đuối theo nó mà thôi. Mình sẽ không bắt con phải thế này, phải thế kia. Con không phải món đồ sở hữu. Dù bận rộn đến thế nào, Thủy cũng cố gắng dành thời gian cho con. Cha mẹ cũng giống như những người bạn, việc của ai người nấy làm, tôn trọng suy nghĩ của từng thành viên trong gia đình. Thủy luôn bắt các con phải giải thích những gì con muốn, mọi chuyện đều phải có lý do. Thủy muốn các con sống độc lập, mạnh mẽ để sau này khi không có người thân bên cạnh, đi đâu cũng đều sống được qua những câu chuyện Thủy kể cho con. Điều đó khiến cuộc sống của nó sau này sung sướng bởi đứng được trên đôi chân vững chãi của chính mình.

Xin cảm ơn chị đã chia sẻ!

24 views0 comments
bottom of page