Tia-Thuy Nguyen
The 'Factory' of Great Art
Images provided by the Factory, Contemporary Art Centre.
Article by the Heritage, Vietnam, Magazine.
Translated by Fiona Nguyen.
The Factory, Contemporary Arts Centre, in Ho Chi Minh City has invigorated Vietnam’s contemporary art scene.
When I have learnt of The Factory - Contemporary Arts Centre, the first purposeful establishment for the world of contemporary art in Vietnam, I was excited that such an ambitious project was coming to Ho Chi Minh City. However, I was also worried that perhaps Vietnam was not ready to support such a major endeavour, that the novelty would eventually wear off or that interest in such challenging contemporary work would not even be present in the locals.
But after two thriving years, spanning over 20 successful exhibitions, with major strides flowing into the international art landscape, my concerns have been proven groundless. More locals have gained access into the realm of contemporary art than ever before and are now able to take part in The Factory’s wide range of dynamic and innovative activities.

One of the recent exhibitions included Pham Tran Viet Nam’s “The Oration for Ten Types of Sentient Beings,” which was inspired by a classical Vietnamese author - Nguyen Du. Large-scale paintings featuring tormented imagery of demons and corpses were suspended in mid-air, utilising and interacting with the unique space of The Factory.
The Factory has been home to several Vietnamese artists who have found success in the global arena of arts. The 2016 installation “Dislocate” by Bui Cong Khanh went on to be nominated for the 11th Benesse Prize at the Singapore Biennale 2016. This summer, an artist, Phan Thao Nguyen, whose exhibition “Poetic Amnesia” was held at The Factory, was honoured with the acclaimed Signature Art Prize of the Singapore Museum, a triennial award which recognises the best contemporary artwork from the Asia-Pacific and Central Asia.
Other exhibitions by internationally renowned artists were held in this space include the “Empty Forest” by Tuan Andrew Nguyen and “In One’s Breath – Nothing Stands Still” by Tuan Mami.
The Factory is also launching activity pods for younger artists, working with extensive, topical themes and diverse forms: from painting to photography to installation to video art, choreography and sound art. The curatorial team, led by Zoe Butt, a highly established figure in the regional and international art world, has consistently sought out and engaged with artists from across the country to nurture and bring new talents to the public eye.

After two years of development and establishment, founder of the Factory, Tia-Thuy Nguyen said that despite the great strides of this on-going project, Vietnam’s contemporary art scene still faces many hurdles.
“One of the biggest challenges facing contemporary artists in Vietnam is the lack of finance aiding them on their creative journey,” she said. “The Factory is more than willing to grant them a unique space and opportunities in order for them to be able to put their work on display and bring themselves closer to the public but unfortunately, just the production of the new work in various sizes already needs quite a lot of financial aid.” Tia-Thuy Nguyen also mentioned that other countries have funds and societies to support the artists and that these largely do not exist in Vietnam. She added, that Vietnam is also short of media coverage on contemporary art, which limits its exposure to the world.
“This has, to some extent, limited the access of the public to exhibitions and art education”, she said. “What we strive most to do is to remove these two knots as fast as possible.”
But rather than be held back by these obstacles, The Factory has paved its own trail in the domestic contemporary art scene. Exhibitions are supplemented with community events such as seminars, forums, workshops, film sessions and performances. One recent event was a book launch and a workshop discussion lead by Ngo Kim Khoi about his research on the rarely-documented life and career of Vietnamese painter, Thang Trang Phenh (1895-1973). In a short while, The Factory has become a vital force in Vietnam’s contemporary art world, one that has proved a much-needed sanctuary for artists and art lovers across the country.

"Nhà Xưởng" của nghệ thuật đương đại.
Tạp Chí Heritage, Vietnam.
Hình ảnh của the Factory,
Contemporary Art Centre.
Với hơn 1.000 mét vuông đắc đỊa giữa thảo đIền (quận 2), khuôn viên của trung tâm nghệ thuật đương đạI the factory (the factory contemporary arts centre) hiện ra giữa ngổn ngang những container xếp chồng chéo lệch lạc, tạo ra những khoảng không tưởng chừng như vô ý. Thế nhưng, bên trong khoảng không ấy lạI là một câu chuyện độc đáo, đặc biệt hòa hợp vớI vẻ ngoàI đầy phá cách của the factory.
Đúng như tên gọi, Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory là “nhà xưởng” chuyên nghiệp và chuyên biệt dành riêng cho nghệ thuật đương đại, loại hình nghệ thuật đang “làm mưa làm gió” khắp thế giới với những tiếng vang mạnh mẽ và bạo liệt, nhưng hãy còn khá mới mẻ với công chúng Việt Nam. Sự ra đời của không gian nghệ thuật đương đại này được đánh giá là “khá dũng cảm”, bởi loại hình nghệ thuật mới mẻ này rất có thể bị “dội”, bị quay lưng giữa cái nôi đậm đặc phong vị và chất liệu truyền thống, hoặc thậm chí, bị “đuối” sau một thời gian ngắn, vì thiếu những nhân vật làm nên câu chuyện.
Hơn hai năm ra đời và đứng vững của The Factory, với hơn 20 cuộc triển lãm thành công và những bước tiến ngày càng gần với môi trường nghệ thuật quốc tế, đã chứng minh rằng, những lo lắng không có cơ sở để tồn tại. Ngày càng nhiều người biết đến nghệ thuật đương đại, với những chiều không gian đa dạng, sự thể nghiệm phá cách, phong phú, bứt khỏi mọi giới hạn và quy luật, để thể hiện cái tôi bé nhỏ, cô đơn, lạc loài nhưng dám lên tiếng giữa hàng vạn cái chúng ta thường nhật.
Đó có thể là cái tôi quay quắt niềm riêng của Phạm Trần Việt Nam trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, nơi người ta nhìn thấy anh thể hiện chất rock trong… hội họa và vay mượn cái tứ từ kiệt tác của Nguyễn Du để bóc tách những trăn trở, quằn quại của thời hiện đại. “Văn tế thập loại chúng sinh” (thật ra phải là “họa tế thập loại chúng sinh”!) của nghệ sĩ họ Phạm có thể xem là một phiên bản thời @ của thi phẩm cùng tên, được tái tạo lại đầy ấn tượng và đã được công chúng của The Factory đón nhận nhiệt thành.

Đó còn là những thành công ban đầu của nghệ thuật đương đại Việt Nam trên trường quốc tế, dù lác đác nhưng đã nhen nhóm những tia sáng vui cho ngành nghệ thuật còn non trẻ này. Đã có “Lạc chốn” của Bùi Công Khánh, tác phẩm được đề cử giải thưởng Benesse lần thứ 11 tại Singapore Biennale 2016, dành cho nghệ sĩ có tác phẩm phản ánh tinh thần thể nghiệm và phản biện tốt nhất. Và mới đây, nghệ sĩ Phan Thảo Nguyên lại đem về một tin vui nữa khi nhận giải thưởng cao nhất của Signature Art Prize, vinh danh các tác phẩm đương đại xuất sắc nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Và đó không chỉ là nơi khẳng định chỗ đứng của những nghệ sĩ tên tuổi mà còn là sân chơi cho những nghệ sĩ trẻ có cơ hội trình làng đứa con tinh thần của mình đến công chúng.
Sự song hành đầy cân bằng này giúp giải tỏa phần nào cơn khát không gian sáng tạo và tương tác của cả nghệ sĩ lẫn người yêu nghệ thuật. Mỗi triển lãm tại The Factory – kéo dài từ 6 đến 8 tuần – được lên kế hoạch từ rất sớm với chủ đề rộng mở, mang tính thời sự và phương thức sáng tác đa dạng, không chỉ giới hạn ở tranh vẽ hay nhiếp ảnh mà còn bao gồm các hình thức khác như sắp đặt, video art, múa, âm thanh… để nhấn mạnh nhu cầu và khả năng giao thoa của các ngành nghề. Đội ngũ giám tuyển, đứng đầu là Zoe Butt, một tên tuổi gạo cội trong làng giám tuyển khu vực và quốc tế, liên tục tìm tòi, bắt nhịp cùng đời sống nghệ thuật của những nghệ sĩ khắp mọi vùng miền để chắt lọc, phát hiện ra những làn gió mới, rồi từ đó, từng bước tạo nên mối liên kết giữa họ với cộng đồng.
“Rừng hoang” của Tuấn Andrew Nguyễn và “Trong từng hơi thở – Không gì đứng yên” của Tuấn Mami, giữa những hoang mang tâm linh hay mâu thuẫn rối bời, là tiếng kêu cứu của thiên nhiên bị nhào nặn, bóp nghẹt và bức tử bởi bàn tay con người. Thể nghiệm bằng nhiều phương pháp biểu hiện mới mẻ đến mức lập dị, tác phẩm của song Tuấn không đối thoại với người xem bằng những thông điệp rành mạch, rõ ràng, nhưng lại chạm đến trái tim họ bởi chất liệu sống động và những cảm xúc dồn dập, quyết liệt. Ở đó, người ta cảm nhận cái đẹp khi nhận ra cái tàn nhẫn – mà hẳn bất cứ ai cũng từng có – khi hành xử với thiên nhiên.

Nhìn lại chặng đường hơn 2 năm hình thành và phát triển, nhà sáng lập – nghệ sĩ Ti-A Thủy Nguyễn cho rằng, những thành công bước đầu của The Factory sẽ ý nghĩa hơn, nếu cộng đồng không chỉ là đối tượng chiêm ngưỡng nghệ thuật, mà còn trở thành đối tác.“Một trong những điều khó khăn nhất mà nghệ sĩ đương đại Việt Nam đang gặp phải là không có đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ nghệ sĩ sản xuất tác phẩm. The Factory luôn sẵn sàng cung cấp không gian độc đáo và cơ hội tốt để nghệ sĩ trưng bày tác phẩm và mang tác phẩm đến với công chúng, nhưng việc sản xuất ra các tác phẩm với nhiều tầm cỡ khác nhau rất cần đến các hỗ trợ về tài chính. Ở các quốc gia khác thường có các quỹ và tổ chức hỗ trợ con đường của nghệ sĩ, nhưng tại Việt Nam thì chưa.”
Mặt khác, tiếng nói của cái TÔI trong nghệ thuật đương đại sẽ có tiếng vang hơn, khi được khuyến khích, phát tán bởi những cái TA trong cộng đồng.
“Công chúng địa phương còn chưa quen với việc tiếp cận nghệ thuật thường xuyên. Một phần cũng vì Việt Nam vẫn thiếu thốn các đơn vị truyền thông hỗ trợ đưa tin, viết bài chuyên môn về các hoạt động nghệ thuật đương đại. Việc này đã phần nào giới hạn sự tiếp cận của công chúng đối với các hoạt động triển lãm, giáo dục… Do đó, điều chúng tôi mong mỏi nhất là có thể gỡ được hai nút thắt này.”
Không bị động trước những nút thắt cổ chai, The Factory tự tạo lối đi riêng cho nghệ thuật đương đại Việt Nam bằng những chương trình cộng đồng như các buổi thảo luận – tọa đàm, workshop, trình chiếu và biểu diễn giúp người xem được tiếp xúc, gần gũi với nghệ thuật đương đại. Mà không chỉ nghệ thuật đương đại, những tư liệu quý về nghệ thuật truyền thống như công trình nghiên cứu nhiều năm của tác giả Ngô Kim-Khôi về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Thang Trần Phềnh (1895 – 1973) cũng được những người làm nghề tại đây ưu ái dành không gian và thời gian để giới thiệu tới đông đảo cộng đồng. Tôn trọng và am hiểu truyền thống, tin tưởng và đau đáu thể nghiệm những phương pháp cách tân, đó là phương châm để những người sáng lập The Factory dám dũng cảm đương đầu, đón nhận, thử lửa và – từng chút, từng chút một – phải lòng loại hình nghệ thuật đương đại vừa kỳ quặc đến vô lý, lại vừa rung động lạ lùng.
